Tiền mãn kinh là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả
Tiền mãn kinh là quy luật tự nhiên mà bất cứ chị em nào cũng sẽ trải qua trong đời. Tiền mãn kinh sẽ khiến phụ nữ giảm hoặc mất khả năng có con. Ngoài ra bệnh cũng gây ra những triệu chứng khác ảnh hưởng sức khỏe chung như khó ngủ, nóng ran người, khô âm đạo. Để hạn chế những tác động tiêu cực do bệnh gây ra bạn đọc nên tìm hiểu kỹ về bệnh. Từ đó xây dựng những liệu pháp khắc phục hiệu quả.
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh tiếng anh là Perimenopause, thuật ngữ y học này chỉ giai đoạn trước kỳ mãn kinh ở nữ giới. Có nghĩa, đây là khoảng thời gian cơ thể của nữ giới bắt đầu chuyển đổi một cách tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của độ tuổi sinh sản. Tiền mãn kinh có thể được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh. Lúc này hoạt động của buồng trứng sẽ suy giảm, kinh nguyệt và khả năng sinh sản cũng giảm hoặc mất hẳn. Ngoài ra ở giai đoạn tiền mãn kinh chị em sẽ cảm thấy luôn khó ngủ, cơ thể nóng ran, âm đạo khô hơn.
Nguyên nhân của những việc này chính là do nội tiết tố (estrogen) trong cơ thể tăng hoặc giảm không đều. Do đó khi thấy không có kinh nguyệt trong vòng 1 năm nghĩa là bạn đã chính thức đến tuổi mãn kinh và thời gian tiền mãn kinh đã kết thúc.
Vậy phụ nữ tiền mãn kinh khi nào? Các chuyên gia cho biết, độ tuổi mãn kinh ở mỗi người là khác nhau. Trong đó phổ biến nhất chính là từ 40 – 55 tuổi. Lúc này những bất thường ở kinh nguyệt sẽ báo hiệu thời kỳ mãn kinh đã đến. Thế nhưng ở một số người, tiền mãn kinh sẽ đến sớm hơn khi ở độ tuổi 30. Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh tuổi 30 là một trong những vấn đề chị em cần quan tâm và thực hiện thăm khám, điều trị.
Các chuyên gia cho biết, cụ thể phụ nữ ở tuổi 30 – 45 nội tiết tố, lượng estrogen và progesterone sẽ giảm khoảng 1 – 1,5%/năm; từ tuổi 45 trở đi sẽ giảm 20 – 30%/năm.
Phụ nữ tiền mãn kinh có những biểu hiện gì?
Tiền mãn kinh dấu hiệu như thế nào? Phụ nữ có thể dễ dàng nhận biết tiền mãn kinh qua những biểu hiện cụ thể và thường gặp như:
- Rối loạn kinh nguyệt: Đáp án đầu tiên cho câu hỏi phụ nữ tiền mãn kinh có những biểu hiện gì chính là sự bất thường của kỳ kinh nguyệt. Theo đó thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt sẽ dài hoặc ngắn hơn, tùy tình trạng sức khỏe mỗi người. Hơn nữa bạn cũng khó xác định ngày rụng trứng hơn, máu kinh ra không đều. Ngoài ra tiền mãn kinh sớm là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 7 ngày. Còn tiền mãn kinh muộn là trong 60 ngày bạn sẽ mất hai hoặc nhiều kỳ kinh nguyệt hơn.
- Khó ngủ và cơ thể luôn nóng bừng: Phụ nữ tiền mãn kinh có những biểu hiện gì? Khó ngủ và nóng bừng cơ thể, những triệu chứng này xảy ra với cường độ, tần số và thời gian khác nhau.
- Đổ mồ hôi đêm: Cơ thể luôn nóng, bốc hỏa vào ban đêm khiến chị em bị đổ mồ hôi khi chìm vào giấc ngủ.
- Tâm trạng thay đổi: Vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ sẽ dễ bị kích động, tính tình thay đổi, tăng nguy cơ trầm cảm. Nguyên nhân của việc này chính là do sự gián đoạn về giấc ngủ và sự thay đổi về nội tiết tố.
- Bàng quang và âm đạo có vấn đề: Tiền mãn kinh triệu chứng chính là xảy ra các vấn đề ở âm đạo và bàng quang. Cụ thể khi nồng độ estrogen giảm, mô âm đạo có thể mất khả năng bôi trơn và đàn hồi. Từ đó gây ra cảm giác đau nhức khi quan hệ. Hơn nữa nồng độ estrogen thấp cũng khiến cho âm đạo, đường tiểu dễ bị nhiễm trùng hơn. Hoặc nó cũng sẽ gây ra việc tiểu không tự chủ.
- Suy giảm khả năng sinh sản: Việc kinh nguyệt thất thường ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Từ đó khiến cho khả năng thụ thai giảm mạnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn tiền mãn kinh chị em phụ nữ vẫn có thể mang thai, nhưng tỷ lệ thấp. Trường hợp bạn muốn tránh thai cần sử dụng biện pháp phòng ngừa cho đến khi không thấy có kinh trong vòng 12 tháng.
- Giảm ham muốn tình dục: Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, ham muốn tình dục sẽ bị thay đổi. Lúc này khi cơ thể nhận được kích thích từ nam giới cũng không còn cảm giác thỏa mãn.
- Loãng xương: Phụ nữ tiền mãn kinh tuổi 30, nồng độ estrogen giảm sẽ khiến cho tốc độ lão hóa của xương tăng cao. Từ đó gây nên bệnh loãng xương, tình trạng này cũng khiến xương dễ gãy hơn.
- Đánh trống ngực: Tiền mãn kinh dấu hiệu tiếp theo chính là nhịp tim đập nhanh hơn, Nghĩa là tim đập nhanh hơn, gây ra cảm giác như đánh trống ngực.
- Thay đổi nồng độ cholesterol trong cơ thể: Nồng độ hàm lượng estrogen giảm có thể dẫn đến những thay đổi bất lợi về cholesterol trong máu. Cụ thể như lipoprotein tỷ trọng thấp gia tăng, đồng thời lipoprotein tỷ trọng cao giảm. Điều này khiến phụ nữ đối diện nguy cơ mắc bệnh tim khi về già.
- Xuất hiện lão hóa da: Da mặt hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể chị em sẽ xuất hiện những vết thâm, nám, sạm, hoặc chảy xệ. Tóc cũng bắt đầu rụng nhiều và khô hơn, bụng tích mỡ,…
Nguyên nhân gây tiền mãn kinh
Các chuyên gia cho biết, tiền mãn kinh sớm xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cũng có những hợp không thể xác định nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng chuyển đổi mãn kinh.
Di truyền
Di truyền là yếu tố đầu tiên khiến phụ nữ bị mãn kinh sớm hoặc mãn kinh muộn. Cụ thể nếu mẹ của bạn bị mãn kinh sớm thì khả năng cao bạn cũng sẽ có độ tuổi mãn kinh sớm. Do đó, việc biết chính xác độ tuổi mãn kinh của mẹ, bạn sẽ có xây dựng được những dữ liệu gợi ý về thời điểm chuyển đổi mãn kinh của mình. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục ảnh hưởng.
Lối sống
Lối sống của bạn cũng sẽ tác động lớn vào tuổi bắt đầu chuyển đổi mãn kinh của bạn. Cụ thể:
- Hút thuốc lá thường xuyên: Thuốc lá sẽ làm giảm hormone estrogen có trong cơ thể chị em, từ đó gây nên tình trạng tiền mãn kinh sớm.
- Chỉ số khối cơ thể BMI: Đây cũng là một trong những yếu tố gây nên tiền mãn kinh. Theo đó hormone estrogen được lưu trữ trong mô mỡ, với những phụ nữ gầy, hormone dự trữ thấp, như vậy sẽ sớm bị cạn kiệt. Từ đó gây ra những triệu chứng tiền mãn kinh.
- Chế độ dinh dưỡng và tập luyện: Thực tế một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn uống thiếu chất, lười tập thể dục và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nguy cơ tiền mãn kinh sớm sẽ cao hơn.
Khiếm khuyết nhiễm sắc thể
Khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể dẫn đến tiền mãn kinh tuổi 30. Ví dụ như hội chứng Turner sẽ sinh ra những nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh, trong tế bào chỉ có nhiễm sắc thể X. Khi chị em bị hội chứng này, buồng trứng có thể không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Đây là nguyên nhân khiến chị em bị vô sinh hoặc tiền mãn kinh.
Bệnh tự miễn
Các chuyên gia cho biết, tiền mãn kinh sớm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tự miễn, tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp. Khi bị mắc các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ nhận nhầm một cơ quan trong cơ thể với các tác nhân gây hại, và nó sẽ tự động tấn công. Lúc này sự tấn công của hệ miễn dịch sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng và gây ra tiền mãn kinh sớm.
Điều trị ung thư
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị có thể làm suy buồng trứng sớm. Tác động này có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thế nhưng nguy cơ phụ nữ tiền mãn kinh sớm còn phụ thuộc vào:
- Độ tuổi: Ở những người ít tuổi, khả năng chịu đựng hóa trị, xạ trị sẽ tốt hơn phụ nữ nhiều tuổi.
- Phân loại hóa chất điều trị: Theo đó mỗi loại hóa chất điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến buồng trứng và thời gian chuyển đổi mãn kinh.
- Vị trí điều trị ung thư: Vị trí thực hiện xạ trị ung thư như ở não, vùng chậu sẽ có nguy cơ xảy ra tiền mãn kinh cao hơn những bộ phận khác.
Tiền mãn kinh kéo dài bao lâu? Ảnh hưởng như thế nào?
Một vấn đề khác rất được chị em quan tâm đó là: Tiền mãn kinh kéo dài bao lâu? Về vấn đề này các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thời gian chịu ảnh hưởng của tiền mãn kinh thường kéo dài từ 2 – 3 năm. Tuy nhiên cũng có những đối tượng phải sống chung với nó đến 7 – 8 năm, thậm chí là 10 năm. Giai đoạn tiền mãn kinh sẽ kết thúc khi phụ nữ bị hết kinh hoàn toàn từ 12 tháng trở lên.
Ngoài ra, sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh sẽ phụ thuộc vào thể chất mỗi người. Thực tế có những người trải qua giai đoạn này khá nhẹ nhàng, nhưng cũng có người sức đề kháng kém dẫn đến nhiều bệnh lý. Cụ thể như:
- Viêm nhiễm phụ khoa: Cơ thể thiếu hụt nội tiết tố khiến môi trường âm đạo khô và ít dịch hơn. Điều này cũng gây nên tình trạng đau rát, khó chịu vùng kín. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm. Để lâu triệu chứng này có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, buồng trứng,…
- Loãng xương: Đây là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở độ tuổi mãn kinh. Triệu chứng chuyển đổi mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ gãy xương, khô khớp, đau nhức xương,…
- Bệnh tim mạch: Hàm lượng hormone sinh dục trong cơ thể chị em suy giảm, đồng nghĩa với việc khả năng bảo vệ thành mạch, tim cũng yếu đi. Từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, xơ vữa động mạch,…
Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, tiền mãn kinh cũng tăng nguy cơ xuất hiện các khối u ác tính, hoặc lành tính, đái tháo đường,… gây nguy hiểm sức khỏe phụ nữ.
Cách chẩn đoán tiền mãn kinh
Nhằm điều trị tiền mãn kinh hiệu quả, bạn cần đến bệnh viện, nơi có cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giỏi để được thăm khám chính xác tình trạng bệnh. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Kiểm tra hormone estrogen: Để xác định bạn có bị tiền mãn kinh sớm hay không bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ estrogen. Nếu estrogen giảm có nghĩa là bạn bị tiền mãn kinh sớm.
- Hormon kích thích nang trứng (FSH): Trường hợp nồng độ FSH ở mức trên 30mIU/ml, đồng thời không có kinh nguyệt trong 1 năm, khả năng bạn đã đến tuổi mãn kinh. Tuy nhiên ở một số trường hợp nồng độ FSH cao cũng không có nghĩa bạn bị mãn kinh.
- Hormon kích thích tuyến giáp (TSH): Nếu tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), thì TSH sẽ cao. Các dấu hiệu của tình trạng này khá giống với biểu hiện của tiền mãn kinh.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn siêu âm (tử cung teo nhỏ) hoặc sinh thiết (niêm mạc tử cung teo đét) để xác định bạn bị chuyển đổi mãn kinh sớm.
Tiền mãn kinh sớm phải làm sao? Cách khắc phục
Sau khi xác định chính xác bạn đã bị tiền mãn kinh và dựa vào thể trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp và an toàn. Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh tiền mãn kinh của phụ nữ.
Uống thuốc Tây y
Các chuyên gia cho biết thủ phạm chính gây nên quá trình chuyển đổi mãn kinh chính là suy giảm hàm lượng estrogen trong cơ thể. Vì vậy để khắc phục tình trạng này bạn cần sử dụng liệu pháp thay thế hormone. Đây là phương pháp được hầu hết các bác sĩ và chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Các loại thuốc hormon thay thế sẽ được bác sĩ chỉ định chính xác theo tình trạng bệnh và sức khỏe. Một số loại thuốc hormon thay thế chuyên dùng như: Progestogen và Estrogen.
Lưu ý: Các nhóm thuốc hormon thay thế sử dụng trong nhiều năm có thể làm giảm cholesterol nhưng tăng nguy cơ đông máu và triglyceride. Vì vậy người bệnh nên chú ý uống thuốc theo đúng chỉ định và thực hiện tái khám theo hẹn bác sĩ đưa. Ngoài ra người có tiền sử ung thư, cao huyết áp hay tim mạch,… không nên áp dụng liệu pháp hormon thay thế này.
Ngoài liệu pháp hormon thay thế, chị em khi có dấu hiệu chuyển đổi mãn kinh có thể sử dụng bổ sung vitamin, thuốc trầm cảm liều nhẹ để cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh.
Tiền mãn kinh phải làm sao? Đông y chữa dấu hiệu tiền mãn kinh hiệu quả
Hội chứng tiền mãn kinh theo y học cổ truyền là do tạng thận suy yếu, khả năng hoạt động kém. Từ đó dẫn đến mất cân bằng âm dương và khí huyết suy. Ngoài ra tinh thần, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
Để cải thiện tình trạng này chị em có thể áp dụng các bài thuốc Đông y sử dụng nguyên liệu chính là thảo dược thiên nhiên, lành tính.
Một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hiệu quả như:
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: Các vị thuốc thục địa, sinh địa, tri mẫu, phục linh, trạch tả, đan bì, địa cốt bì, hoàng bá mỗi loại 12g. Cùng với qui bản, long cốt, sinh mẫu lệ mỗi vị 20g, sơn thù 10g.
- Cách dùng: Bạn đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa thật sạch và cho vào ấm sắc lấy nước uống. Mỗi ngày bạn chỉ được dùng 1 thang cho đến khi bệnh được cải thiện.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị câu đằng 10g, 20g bạch thược. Cùng với hạ khô thảo, đan bì, sài hồ, bạch linh, cúc hoa, trạch tả và kỷ tử mỗi loại 12g. Sinh địa, hoài sơn, sơn thù mỗi loại 16g. Cuối cùng là 32g thục địa.
- Cách dùng: Thuốc đã chuẩn bị rửa sạch và đem sắc nước uống. Chỉ định chị em nên dùng mỗi ngày 1 thang, và gia thêm dạ giao đằng, sao táo nhân, bá tử nhân nếu bị đau đầu nhiều.
Bài thuốc số 3: Sinh lý nữ Đỗ Minh Đường
Sinh lý nữ Đỗ Minh Đường là sự kết hợp những tinh hoa của y học hiện đại và cổ truyền. Sản phẩm được chia làm 2 chế phẩm nhỏ là: Thuốc Bổ âm Hồi Xuân Hoàn và Đại Bổ Thận.
- Công dụng: Cải thiện sinh lý nữ, trong đó có tiền mãn kinh, ổn định nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp giấc ngủ ngon hơn, làm chậm quá trình lão hóa,…
- Sản phẩm bào chế ở dạng viên hoàn thảo dược bằng dây chuyền sản xuất hiện đại, an toàn, khép kín nhằm giữ nguyên dược chất trong thuốc.
Lưu ý: Chị em nên đến các cơ sở chuyên về y học cổ truyền để thầy thuốc thăm khám và bốc thuốc đúng bệnh.
Các biện pháp không dùng thuốc
Chữa tiền mãn kinh không dùng thuốc là phương pháp có độ an toàn và lành tính cao, hơn nữa còn dễ thực hiện và giúp bạn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nó chỉ có công dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, không thể chữa dứt điểm bệnh. Cụ thể như sau:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng:
- Chị em nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất đạm: Đạm là thành phần chính tạo nên enzym và một vài nội tiết tố khác.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu omega 3: Những loại thực phẩm này sẽ giúp chị em cải thiện các triệu chứng như bốc hỏa, lo âu, mất ngủ.
- Dung nạp những đồ ăn chứa nhiều canxi: Rau xanh, hoa quả, đậu nành chính là những loại thực phẩm giàu canxi bạn nên ăn. Không những vậy chúng cũng giúp tăng chất chống oxy hóa, giảm đau nhức cơ thể và một số biểu hiện khác trong quá trình chuyển đổi mãn kinh.
- Thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin bạn nên bổ sung như A, C, E, B, K,…
- Uống từ 2-2,5 lít nước để giúp cơ thể luôn tỉnh táo và làn da được dưỡng ẩm tối đa, hạn chế khô sạm, nám, tàn nhang,…
- Ngoài ra chị em nên hạn chế dung nạp những loại đồ ăn được chế biến nhiều muối, đường, dầu mỡ,… Vì chúng có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt không tốt cho sức khỏe chị em.
- Không ăn đồ cay nóng, nó sẽ khiến tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm thêm nghiêm trọng.
- Kiêng thức ăn được chế biến sẵn, bởi chúng chứa nhiều natri gây khó chịu và tích nước.
- Không sử dụng những loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích. Nó sẽ khiến người bệnh thêm mệt mỏi và khó chịu.
- Không hút thuốc là điều mọi chuyên gia khuyến cáo để sức khỏe sinh lý ổn định hơn.
Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày
- Chị em nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày từ 30-40 phút để tuần hoàn máu tốt hơn. Các cơ quan trong cơ thể cũng vì thế hoạt động trơn tru hơn. Gym và yoga, chạy bộ là những môn thể thao được chuyên gia khuyến khích chị em tập luyện.
Có chế độ sinh hoạt điều độ, hợp lý
- Theo đó các chị em nên phân nhỏ thời gian trong ngày để đảm bảo ngủ đủ giấc, tinh thần vui vẻ, thoải mái. Đồng thời phụ nữ nên hạn chế thức khuya, làm việc nặng quá sức.
- Giữ cân nặng ổn định, không tăng, giảm đột ngột.
Địa chỉ chữa tiền mãn kinh sớm
Một trong những vấn đề được chị em đặc biệt quan tâm khi có dấu hiệu tiền mãn kinh tuổi 30 chính là địa chỉ khám, chữa bệnh. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số cơ sở y tế chuyên thăm khám và điều trị các chứng bệnh về sinh lý, trong đó có thay đổi quá trình chuyển hóa mãn kinh.
Bệnh viện Phụ sản TW
Bệnh viện được thành lập từ năm 1955 và rất được tin tưởng trong điều trị các chứng bệnh về sinh lý, phụ khoa nói chung và tiền mãn kinh nói riêng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, kết hợp với cơ sở vật chất hiện đại giúp chị em yên tâm khi thực hiện thăm khám tại đây.
- Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 43 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Từ 6h đến 16h30 các ngày trong tuần, trừ thứ 7 và CN.
Khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch Mai
Nếu chị em đang có những dấu hiệu tiền mãn kinh và mãn kinh có thể đến thăm khám và điều trị tại khoa Phụ sản của Bệnh viện Bạch Mai. Đây là bệnh viện đa khoa đầu ngành tại khu vực miền Bắc. Khoa Phụ sản của bệnh viện được chia thành nhiều phòng với những chức năng khác nhau, ví dụ như: Phòng khám bệnh, phòng sản bệnh và hậu sản, phòng sinh, phòng phụ khoa,… Sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ y bác sĩ sẽ giúp chị em nhanh chóng lấy lại cân bằng cuộc sống.
- Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Thời gian làm việc: Sáng 6h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h30 các ngày thứ 2 – thứ 7.
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Là địa chỉ tư nhân có kinh nghiệm hơn 150 năm trong điều trị các bệnh về da liễu, nam khoa, tai mũi họng, xương khớp, phụ khoa. Nhà thuốc quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn cao về y học cổ truyền, giàu kinh nghiệm và tận tâm sẽ giúp chị em tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.
- Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 đường Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. SĐT 0984 650 816 – 0963 302 349
- Địa chỉ Hồ chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. SĐT 0938 449 768 – 0932 088 186
- Thời gian khám chữa bệnh: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – CN 8h – 17h30.
Bệnh viện Từ Dũ
Tại khu vực TP Hồ Chí Minh bạn không thể không biết đến Bệnh viện Từ Dũ. Đây là một trong những bệnh viện đa khoa tuyến đầu khu vực phía Nam chuyên điều trị những bệnh lý từ cấp tính đến mãn tính. Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đều đạt trình độ chuyên môn cao, kết hợp với các thiết bị y tế hiện đại giúp nhanh chóng chẩn đoán bệnh và xây dựng được phác đồ điều trị thích hợp. Do vậy chị em đang có những dấu hiệu của chuyển đổi mãn kinh có thể đến đây để được thăm khám.
- Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 284 đường Cống Quỳnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Thời gian làm việc: Từ 7h đến 16h30 các ngày thứ 2-6.
Bệnh viện Trưng Vương
Bệnh viện Trưng Vương có tuổi thọ trên 60 năm và đang ngày càng phát triển không chỉ ở đội ngũ bác sĩ mà cả trang thiết bị cơ sở vật chất. Bệnh viện được chia thành nhiều phòng với các chức năng khác nhau. Trong đó phòng phụ khoa chuyên thăm khám và điều trị những bệnh lý của nữ giới. Do vậy khi bị tiền mãn kinh sớm chị em có thể đến Bệnh viện Trưng Vương để được điều trị.
- Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 266 đường Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
- Thời gian làm việc: Bệnh viện bắt đầu làm việc từ 6h30 đến 16h30 các ngày thứ 2 – thứ 6. Riêng thứ 7, bệnh viện chỉ làm buổi sáng.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh tiền mãn kinh ở phụ nữ. Chị em khi thấy cơ thể có những thay đổi liên quan đến mãn kinh cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra. Việc điều trị sớm sẽ giúp phụ nữ tránh khỏi những mệt mỏi hay tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!