Rối loạn nội tiết tố có gây mụn không? Nguyên nhân và cách điều trị 

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng khiến nhiều chị em đau đầu đặc biệt khi tỉ lệ người trẻ gặp phải tình trạng này ngày càng gia tăng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và ham muốn tình dục, tình trạng mất cân bằng này có thể khiến da bị ảnh hưởng. Vậy rối loạn nội tiết tố có gây mụn không? đâu là nguyên nhân và hướng khắc phục. Hãy cùng theo dõi câu trả lời trong những thông tin dưới đây. 

Rối loạn nội tiết tố có gây mụn không? Dấu hiệu nhận biết

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, sinh lý, vóc dáng, làn da. Trong đó có không ít người bị nổi mụn nội tiết. Chính vì vậy trả lời thắc mắc rối loạn nội tiết tố có gây mụn không các chuyên gia khẳng định câu trả lời là có. 

Rối loạn nội tiết tố có gây mụn không? 
Rối loạn nội tiết tố có gây mụn không?

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia cho biết ở nữ giới có hai loại hormone nội tiết chính là estrogen, progesterone có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt, quyết định vóc dáng, đặc tính nữ… Bên cạnh đó chúng còn giúp điều tiết các lớp thượng bì, trung bì và hạ bì.

Khi nội tiết tố bị mất cân bằng, cụ thể là tăng cao đột ngột hoặc giảm quá mức dẫn đến kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, tạo ra pH trên da. Bã nhờn tiết ra nhiều trên da gây tắc lỗ chân lông, hình thành mụn. 

Ngoài ra, khi progesterone tăng cao, sẽ khiến cho da bị khô, dẫn đến việc da sẽ dễ bị nhiễm trùng và dễ lên mụn hơn. Mụn gây ra do rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở các giai đoạn như thời kì kinh nguyệt, giai đoạn mãn kinh hay với những người gặp phải hội chứng đa nang buồng trứng.

Dấu hiệu nhận biết mụn hình thành do rối loạn nội tiết:

Ở tuổi dậy thì mụn này thường xuất hiện ở vùng chữ T (trán, mũi), hai bên má và cằm. Còn ở người trưởng thành lại thường xuất hiện nhiều ở phần bên dưới khuôn mặt như dưới cằm, xung quanh phần góc hàm dưới và thậm chí ở một số người là ở má. 

Mụn do rối loạn nội tiết tố nữ sẽ xuất hiện dưới dạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng với dạng mụn nhỏ hoặc u nang. Các nang mụn sẽ nằm sâu ở dưới da, gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ và đau ở vùng mụn. 

Theo thống kê ở độ tuổi 20-29, có tới 50% chị em bị mụn nội tiết. Con số này giảm 1 nửa còn 25% với phụ nữ trong độ tuổi 40-49.

Xem thêm: Top 5 bài thuốc Đông y tăng nội tiết tố nữ hiệu quả nhất hiện nay

Tình trạng mụn nội tiết nổi nhiều dưới vùng cằm, mặt với mức độ tổn thương ở mỗi người là khác nhau
Tình trạng mụn nội tiết nổi nhiều dưới vùng cằm, mặt với mức độ tổn thương ở mỗi người là khác nhau

Nguyên nhân gây mụn do rối loạn nội tiết tố nữ

Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ nổi mụn khi bị rối loạn nội tiết tố được xác định là. 

  • Do dậy thì: Ở độ tuổi dậy thì, nồng độ androgen trong cơ thể sẽ tăng cao, với mục đích để tạo ra những thay đổi trên cơ thể như mọc lông, thay đổi giọng, mùi cơ thể,… Khi hormone này tăng cao, sẽ tác động đến tuyến bã nhờn, gây ra mụn. 
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Trong thời kỳ kinh nguyệt, progesterone được sản sinh trong buồng trứng tăng cao, khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, đây là lý do nữ giới thường bị nổi mụn nội tiết nhiều hơn trong những ngày này.
  • Buồng trứng đa nang: Hội chứng này gây rối loạn nội tiết, gia tăng nồng độ androgen bất thường từ đó tăng nguy cơ nổi mụn.
  • Thai kỳ: Phụ nữ mang thai rối loạn nội tiết tố rất dễ bị nổi mụn do rối loạn nội tiết tố. Do ở giai đoạn này, hầu hết các hormone trong cơ thể đều thay đổi.
  • Thời kỳ mãn kinh: Ở thời kỳ mãn kinh, buồng trứng sẽ tự động sản sinh ra thêm nhiều androgen hơn khiến cho tình trạng nổi mụn diễn ra nhiều hơn. 

Cách điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố

Dưới đây sẽ là một số phương pháp giúp điều trị mụn nội tiết cũng như giúp cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể mà bạn có thể tham khảo: 

Sử dụng phương pháp tự nhiên

Rối loạn nội tiết tố bị nổi mụn có thể sử dụng các phương pháp điều trị từ thiên nhiên để làm giảm đi tình trạng viêm của mụn.

  • Sử dụng trà xanh: Dùng 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, đun cùng 2 lít nước uống thay nước lọc hàng ngày. Có thể dùng nước này để rửa mặt.
  • Tinh dầu cây trà: Nhỏ 4-5 giọt tinh dầu trà vào 1 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi chấm vào các nốt mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Dùng trà xanh để trị mụn do rối loạn nội tiết tố lành tính, dễ áp dụng tại nhà
Dùng trà xanh để trị mụn do rối loạn nội tiết tố lành tính, dễ áp dụng tại nhà

Sử dụng các loại thuốc tây

Điều trị bằng thuốc tân dược giúp cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể, điều trị mụn, chăm sóc da từ bên trong. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: 

  • Thuốc tránh thai: Các loại thuốc tránh thai thường chứa ethinyl estradiok cùng một trong 4 thành phần drospirenone, norgestimate, norethindrone. Các hợp chất này đặc biệt hiệu quả trong quá trình điều trị mụn do rối loạn nội tiết. Chúng có tác dụng làm cân bằng lượng hormone trong cơ thể. 
  • Retinoids: Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A và được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn và cải thiện tình trạng lão hóa da. Có nhiều loại thuốc bôi retinoids với tác dụng khác nhau như tiêu nhân mụn hay giảm tình trạng viêm đỏ. 
  • Thuốc chống androgen: Thuốc chống androgen có tác dụng ức chế hoạt động tăng androgen và giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, giảm sự hình thành tuyến bã nhờn giảm mụn sưng và mụn viêm. Để thuốc có hiệu quả, người bệnh cần điều trị ít nhất trong 3 tháng. 

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng sẽ làm hạn chế tình trạng rối loạn nội tiết gây mụn. Hãy tăng cường bổ sung thực phẩm tăng cường nội tiết tố có chứa nhiều estrogen tự nhiên, thực phẩm chứa omega-3 có trong rau xanh, quả tươi sạch và các loại hạt. 

Bên cạnh đó uống nhiều nước, hạn chế ăn các loại thực phẩm như đường, sữa, tinh bột, hay quá nhiều thịt đỏ sẽ giúp bạn dần lấy lại được làn da đẹp như ban đầu. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng hỗ trợ cho người rối loạn nội tiết bị mụn
Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng hỗ trợ cho người rối loạn nội tiết bị mụn

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Để cải thiện tình trạng nổi mụn khi bị rối loạn nội tiết tố chị em cần:

  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc. 
  • Tránh căng thẳng, stress tạo tâm lý thoải mái.
  • Chăm sóc da đúng cách, hạn chế sử dụng lớp mỹ phẩm quá dày gây bít tắc, tăng nguy cơ hình thành mụn.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp cải thiện sức khỏe, tốt cho làn da.

Không giống như các loại mụn ngoài da khác, mụn do rối loạn nội tiết tố nữ cần một quá trình điều trị dài và kiên trì. Khi thực hiện một vài ngày mà không thấy được kết quả thì bạn cũng đừng nên nản lòng. Hãy thiết lập cho mình một lối sống xanh và khoa học cũng như tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị dứt điểm được tình trạng mụn này. 

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Rối loạn nội tiết tố có gây mụn không?” cũng như tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị cho mình. 

Dành riêng cho bạn:

Bài thuốc nội tiết Đỗ Minh là giải pháp toàn diện giúp chị em cân bằng nội tiết, gìn giữ nét xuân. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn chị em.
Rối loạn nội tiết tố có gây tăng cân không là thắc mắc của nhiều chị em
Rối loạn nội tiết tố có gây tăng cân không? Nguyên nhân và cách cân bằng

Tăng cân không kiểm soát, béo bụng, tăng mỡ đùi, vóc dáng mất cân đối... là những vấn đề mà nhiều chị em bị rối loạn nội tiết tố gặp phải. Vậy thực hư rối...

Ngủ đủ giấc để ổn định nội tiết tố trong cơ thể
Top 10+ cách chữa nội tiết tố tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

Cách chữa nội tiết tố tại nhà là phương pháp an toàn, hiệu quả cao. Phương thức này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và phục hồi sức khỏe mà không...

Viên uống Bảo Xuân được ví như "thần dược" dành cho chị em sau sinh đẻ
Top 5 viên uống, thuốc cân bằng nội tiết tố sau sinh “phái đẹp” nên biết

Sử dụng thuốc cân bằng nội tiết tố sau sinh là một trong những biện pháp giúp cải thiện sức khỏe và đời sống tình dục tốt nhất. Vậy phụ nữ sau sinh cần dùng...

bệnh viện nội tiết trung ương
Những điều cần biết về Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội Tiết Trung ương Hà Nội có hai cơ sở ở Đống Đa và Thanh Trì. Đây là hai địa chỉ tiếp nhận tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh liên quan...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?