Nội tiết kém khi mang thai: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị [Đừng bỏ qua]
Nội tiết kém khi mang thai là một trong những hiện tượng mà mẹ bầu nào cũng cần phải lưu ý cẩn thận. Bởi nồng độ hormone nội tiết không đủ sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, sinh lý, sắc đẹp đặc biệt là tăng nguy cơ sảy thai. Chính vì vậy mẹ bầu cần sớm nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân để từ đó có hướng điều trị kịp thời và cải thiện, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Nội tiết kém khi mang thai là gì?
Nội tiết tố kém là tình trạng có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống đặc biệt là bà bầu.
Khi mang thai, có 3 loại nội tiết tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi cũng như thể chất của người mẹ là: HCG, estrogen và progesterone. Nếu lượng nội tiết tố cân bằng, ổn định trong thai kỳ sẽ là môi trường thuận lợi nhất để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Trong trường hợp người mẹ gặp phải tình trạng nội tiết kém khi mang thai có thể dẫn đến:
- Thai nhi phát triển chậm, có nguy cơ sinh non
- Nguy cơ người mẹ bị thai ngoài tử cung, thai chết lưu…
Biểu hiện nội tiết kém khi mang thai
Thiếu bất kỳ nội tiết nào trong 3 loại kể trên cũng đều gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe sinh sản của người mẹ. Vì thế, chị em phụ nữ cần chú ý theo dõi cơ thể trong giai đoạn này. Nếu mẹ bầu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu sau thì hãy nhanh chóng đi khám để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Thiếu nội tiết HCG
HCG là hormone thai kỳ được tiết ra ngay sau khi thụ thai. Xét nghiệm nội tiết HCG sẽ giúp phụ nữ biết chính xác mình đã có thai hay chưa.
HCG giúp cơ thể mẹ duy trì hoàng thể, giúp tổng hợp estrogen và progesterone hỗ trợ nội mạc tử cung để phát triển bào thai. Nếu thiếu nội tiết HCG, sản phụ có thể bị suy hoàng thể – nguyên nhân chính dẫn tới sảy thai.
Xem thêm: Top 5 bài thuốc Đông y tăng nội tiết tố nữ hiệu quả nhất hiện nay
Thiếu nội tiết estrogen
Estrogen giúp chuẩn bị lớp lót niêm mạc tử cung, giúp ích cho sự co bóp của cơ vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Đặc biệt estrogen còn tham gia mạnh mẽ vào quá trình tiết sữa cuối thai kỳ.
Biểu hiện thiếu estrogen:
- Không thấy sự phát triển của ngực, không có dấu hiệu căng tức và đau
- Da rất khô, mất đàn hồi, nhăn nheo hoặc chảy xệ
- Da bắt đầu nhiều nám, sạm, tàn nhang
- Tóc khô, xơ, dễ gãy rụng
- Mẹ bầu rất dễ cáu gắt, trầm cảm, lo âu không rõ nguyên nhân
- Thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung
Thiếu nội tiết progesterone
Progesterone được tiết ra ngay khi mẹ có bầu, có vai trò duy trì thai nhi. Progesterone ngăn cản quá trình tự hủy của tế bào mang bào thai. Bằng cách này progesterone bảo vệ thai nhi an toàn suốt quá trình mẹ mang thai cho đến khi bé ra đời.
Nếu thiếu hụt progesterone thì mẹ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non. Biểu hiện khi thiếu nội tiết tố này:
- Thường xuyên mất ngủ khi mang thai
- Đau đầu hoặc đau nửa đầu
- Tích tụ nước ở chân và tay (do nước không được đào thải ra bên ngoài)
- Thiếu progesterone sẽ làm giảm sự tiêu hao chất béo làm mẹ bầu dễ thèm ăn, từ đó khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát
- Tâm lý căng thẳng, bất an, stress, dễ cáu gắt
Cách khắc phục tình trạng nội tiết kém khi mang thai
Bổ sung nội tiết tố trong trường hợp thiếu hụt vô cùng cùng thiết với bà bầu. Cách tự nhiên nhất để phụ nữ cân bằng nội tiết tố khi mang thai là có chế độ dinh dưỡng phù hợp, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, chị em có thể sử dụng thuốc/ thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Chế độ dinh dưỡng cải thiện nội tiết tố kém khi mang thai
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Thông qua một số thực phẩm tăng nội tiết tố mẹ bầu cũng bổ sung được một lượng estrogen nhất định giúp giảm nguy cơ thiếu hụt. Một số thực phẩm được khuyên dùng gồm: rau xanh, các loại hạt, thịt gà, trứng gà, cá hồi, ngũ cốc, bơ…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế đồ uống có ga, chứa cồn, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ cay nóng…
Thói quen sinh hoạt
Một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, sở thích cũng góp phần cải thiện tình trạng nội tiết tố kém khi mang thai. Chị em nên:
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, buồn bực
- Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp đặc biệt là yoga, đi bộ nhằm kích thích cơ thể sản sinh estrogen, ổn định sức khỏe.
- Ngủ sớm, ngủ đủ giấc tránh thức quá khuya.
Sử dụng thuốc tăng cường nội tiết cho bà bầu:
Với bà bầu việc sử dụng thuốc, sản phẩm bổ sung nội tiết tố phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc bổ sung progesterone: Dạng tiêm bắp hoặc thuốc đặt âm đạo
- Thuốc bổ sung estrogen: Dạng thuốc uống, miếng dán, tiêp bắp
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thai nhi và quá trình phát triển của bé sau này. Ngay khi đón nhận tin vui, các mẹ hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh tình trạng nội tiết kém khi mang thai.
Dành riêng cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!