Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có mang thai được không?

5/5 - (6 bình chọn)

Mãn kinh có mang thai được không, nếu có thì mang thai ở giai đoạn này ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?. Đây đều là những câu hỏi được đông đảo chị em phụ nữ quan tâm. Để biết được câu trả lời cụ thể cho những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và mang thai

Khi chị em bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ bắt đầu hoạt động. Theo đó tạo ra chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Vào ngày thứ 14 – 15 của mỗi chu kỳ sẽ diễn ra hiện tượng phóng noãn gây rụng trứng. Nhờ sự tác động của hormone, buồng trứng sẽ làm tổ trước và sau khoảng thời gian này.

Khi trứng được thụ tinh với tinh trùng, chúng sẽ hình thành thai kỳ. Trái lại, nếu trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ bong ra ngoài, tạo nên chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt có mối liên hệ mật thiết với việc mang thai
Chu kỳ kinh nguyệt có mối liên hệ mật thiết với việc mang thai

Do đó, có thể nói kinh nguyệt xuất hiện chứng tỏ buồng trứng vẫn hoạt động bình thường. Nếu trong thời gian trứng rụng mà gặp tinh trùng chị em phụ nữ sẽ mang thai.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp vẫn thấy có kinh nguyệt nhưng không bị rụng trứng. Tình trạng này được gọi là vòng kinh không phóng noãn. Chúng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc sinh sản thậm chí khiến chị em bị vô sinh.

Mãn kinh có mang thai được không – Giải đáp cụ thể

Phụ nữ được coi là đã bước vào thời kỳ mãn kinh khi trải qua 12 tháng liên tục không thấy kinh nguyệt. Thông thường, nó hay rơi vào độ tuổi trung niên từ 45 – 55. Lúc này, buồng trứng không còn rụng trứng nữa, kinh nguyệt cũng mất hẳn. Từ đó không thể xảy ra quá trình thụ tinh để mang thai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể sinh con.

Mãn kinh có mang thai được không là thắc mắc của rất nhiều chị em
Mãn kinh có mang thai được không là thắc mắc của rất nhiều chị em

Vì vậy đáp án cho câu hỏi mãn kinh có mang thai được không là KHÔNG.

Một số nguyên nhân dẫn tới việc mang thai ở tuổi mãn kinh

Như đã đề cập ở trên, phụ nữ mãn kinh có mang thai được không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp đặc biệt, chị em có thể mang thai dù đã mãn kinh. Tình trạng này xảy ra có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

Nhầm lẫn giữa thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh

Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến phụ nữ mãn kinh vẫn mang thai. Thông thường, trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ có một giai đoạn nữa là tiền mãn kinh. Vào thời điểm này, kinh nguyệt thường ra không đều, lúc sớm lúc muộn. Thậm chí nhiều tháng liền không có kinh nguyệt.

Điều này khiến nhiều chị em lầm tưởng là mình bước vào giai đoạn tuổi mãn kinh. Do đó, khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai nào hết. Chỉ đến khi đi khám thì mới biết mình đã mang thai.

Trứng rụng trở lại sau khi đã mãn kinh

Ở một số chị em xuất hiện tình trạng buồng trứng bỗng hoạt động trở lại sau khi đã mãn kinh. Quá trình rụng trứng tiếp tục diễn ra và phụ nữ mãn kinh lại có khả năng mang thai. Tuy nhiên trường hợp này thường rất hiếm, chỉ xảy ra với tỷ lệ nhỏ ở một số người.

Mãn kinh có thể mang thai được không? Câu trả lời là có nhờ thụ tinh nhân tạo

Những người mãn kinh rồi có thể có thai không?. Theo bình thường, những phụ nữ đã mãn kinh là không thể mang thai. Tuy nhiên, nhiều chị em bị hiếm muộn, mãn kinh rồi vẫn ao ước có một đứa con. Nhờ sự phát triển của khoa học hiện đại, việc mang thai khi đã mãn kinh là hoàn toàn có thể.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể giúp phụ nữ đã mãn kinh mang thai
Phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể giúp phụ nữ đã mãn kinh mang thai

Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy trứng của một phụ nữ khác, rồi tiến hành cho thụ tinh với tinh trùng của chồng. Cuối cùng cấy vào tử cung của người vợ.

Phụ nữ mãn kinh có mang thai được không? Rủi ro gì khi mang thai trong giai đoạn này?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ lớn tuổi khi mang thai sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro. Đặc biệt là những chị em đã mãn kinh có mong muốn sinh em bé. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn cho cả thai nhi. Dưới đây là những rủi ro tiềm ẩn mà chị em có thể gặp phải khi mang thai trong giai đoạn này:

Nguy cơ sảy thai cao

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, nguy cơ sảy thai ở phụ nữ 30 tuổi chiếm 20%. Đến độ tuổi 40 – 44, tỷ lệ này là 35% và lên tới 50% ở những chị em ngoài tuổi 45. Chính vì vậy, nếu bạn đã mãn kinh mà vẫn muốn mang thai thì cần phải cẩn thận.

Dễ mắc bệnh loãng xương

Phụ nữ mãn kinh khi mang thai dễ có khả năng mắc bệnh loãng xương. Bởi khi mang thai, chị em thường đi tiểu nhiều hơn khiến lượng canxi bị suy giảm.

Thêm vào đó, canxi trong cơ thể chị em còn phải chia sẻ với thai nhi trong bụng. Thai nhi càng lớn sẽ càng tiêu hao nhiều canxi. Lúc này, các mẹ sẽ gặp phải các vấn đề như gãy móng, đau lưng, nhức xương khớp… Do đó, chị em mãn kinh khi mang thai cần bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể.

Ngoài ra, việc có thai ở tuổi mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim…

Mãn kinh có mang thai được không? Có nhưng trẻ dễ bị sinh non

Các chị em mang thai ở lứa tuổi mãn kinh thường dễ rơi vào tình trạng sinh non. Do sức khỏe của người mẹ lúc này không đảm bảo. Kèm theo các bệnh về thận, xương khớp… dễ khiến thai nhi chào đời sớm hơn bình thường.

Nên xem:

Nguy cơ trẻ bị sinh non sẽ cao hơn ở những chị em trong độ tuổi mãn kinh
Nguy cơ trẻ bị sinh non sẽ cao hơn ở những chị em trong độ tuổi mãn kinh

Trẻ sinh ra khả năng cao bị dị tật

Mang thai trong giai đoạn mãn kinh không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn cả ở bé. Theo đó, trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật cao hơn so với mức thông thường.

Nguyên nhân là bởi giai đoạn này chất lượng trứng đã không còn đảm bảo. Hơn thế nữa, lượng nội tiết tố nữ giới trong cơ thể cũng bị suy giảm. Từ đó gây rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình thụ thai khiến trẻ bị dị tật. Một vài dị tật ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như hội chứng Down, Edwards, Patau…

Có thể thấy, mang thai ở tuổi mãn kinh là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, chị em cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mang thai trong thời kỳ này.

Một số lưu ý cho chị em phụ nữ khi mang thai ở tuổi mãn kinh

Mãn kinh có sinh con được không, câu trả lời là không. Tuy nhiên ở một số trường hợp hy hữu chị em đã mãn kinh rồi mà vẫn có thai. Điều này gây ra rất nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, nếu chị em đang mang thai ở lứa tuổi mãn kinh cần phải hết sức cẩn thận.

Mẹ bầu ở độ tuổi trung niên nên đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi
Mẹ bầu ở độ tuổi trung niên nên đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi

Các chị em nên chú ý áp dụng những biện áp sau để đảm bảo an toàn cho mình và bé:

  • Khám thai định kỳ: Điều này sẽ giúp mẹ sớm phát hiện những vấn đề bất thường của thai nhi. Nhờ vậy có được biện pháp xử lý kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
  • Tiêm phòng vắc xin theo định kỳ: Việc tiêm phòng vắc xin theo chỉ định của bác sĩ sẽ ngăn ngừa các bệnh phổ biến ở trẻ. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé ngay từ thời gian đầu. Chị em cần ghi nhớ ngày tháng tiêm vắc xin để không bỏ lỡ lịch tiêm quan trọng.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ: Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Theo đó, các chị em nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chứa nhiều omega 3. Thực phẩm chứa nhiều sắt và protein như cá, trứng, đậu nành, đậu đen… Ngoài ra, phụ nữ mang thai ở tuổi mãn kinh cũng nên bổ sung các loại nước ép hoa quả. Cụ thể như nước cam, nha đam… chúng sẽ giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ vô cùng quan trọng với phụ nữ mang thai trong giai đoạn mãn kinh muộn. Các chị em nên ngủ đủ giấc trong ngày khoảng 7 – 8 tiếng, hạn chế thức khuya. Điều này sẽ giúp chị em có một thể trạng tốt để nuôi dưỡng bé phát triển khỏe mạnh.
  • Vận động nhẹ nhàng: Phụ nữ mang thai ở tuổi mãn kinh có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc ngồi thiền. Những hoạt động này sẽ ngăn ngừa tình trạng chây lỳ, mệt mỏi của cơ thể. Đồng thời giúp cho mẹ bầu có tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ tốt cho làn da của chị em trong thời kỳ mãn kinh. Mà chúng còn góp phần vào quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng cho thai nhi. Từ đó giúp em bé phát triển tốt hơn, tránh nguy cơ mắc dị tật.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mãn kinh có mang thai được không. Thực tế, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất nhỏ và gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé. Nếu chị em đã mang thai trong giai đoạn này thì cần phải chú ý chăm sóc bản thân cẩn thận để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.

Nội dung đáng chú ý:

Bài thuốc nội tiết Đỗ Minh là giải pháp toàn diện giúp chị em cân bằng nội tiết, gìn giữ nét xuân. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn chị em.
Mãn kinh sớm là hiện tượng những chị em mới 35 - 40 tuổi đã bị mãn kinh
Mãn kinh sớm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách khắc phục

Tình trạng mãn kinh sớm gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống hằng ngày cũng như sức khỏe của người phụ nữ. Chúng được xem như nỗi ám ảnh của rất nhiều chị...

Độ tuổi mãn kinh của phụ nữ thường sẽ rơi vào khoảng từ 45 - 55 tuổi
Tuổi mãn kinh ở phụ nữ là bao nhiêu và cách trì hoãn hiệu quả

Mãn kinh là thời điểm nội tiết tố nữ trong cơ thể bắt đầu suy giảm gây nhiều khó chịu trong cuộc sống. Vậy độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ là bao nhiêu và...

Mãn kinh nên uống thuốc gì là mối quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ
Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh nên uống thuốc gì, TPCN nào tốt cho sức khỏe?

Phụ nữ mãn kinh nên uống thuốc gì để cải thiện sức khỏe và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu? Đây hẳn là mối quan tâm chung của rất nhiều chị em đã và...

Đã mãn kinh rồi có lại có thể do chị em chưa thực sự bước sang giai đoạn này
Mãn kinh rồi có lại là do đâu? Chuyên gia giải đáp cụ thể

Nhiều chị em khi rơi vào tình trạng mãn kinh rồi có lại thường hoang mang lo lắng. Không biết hiện tượng này cảnh báo điều gì, có gây nguy hiểm có sức khỏe?. Tất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?